Ngày đăng : 04/11/2020 - 10:54 PM
Sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường được sơ chế và đóng gói cẩn thận nên rất ít xảy ra tình trạng bị nấm mốc. Đông trùng hạ thảo có tỉ lệ nấm mốc cao là do trong quá trình sử dụng, người dùng để bao bì hở hoặc không bảo quản đúng cách.
Đông trùng hạ thảo bị nấm mốc xâm nhập rất dễ để nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:
Đông trùng hạ thảo tươi sẽ khó phát hiện tình trạng nấm mốc hơn so với đông trùng hạ thảo khô.
Mốc là một dạng nấm có hại, thường xuất hiện trên hầu hết tất cả các loại thực phẩm khi gặp môi trường phù hợp. Môi trường lý tưởng nhất để nấm mốc phát triển là môi trường có độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời.
Nấm mốc thường phát triển từ một điểm nhỏ rồi lan dần ra các khu vực xung quanh. Vì vậy, tất cả các loại thực phẩm bị mốc một phần đều có thể sử dụng tiếp được xử lý đúng cách, kể cả sản phẩm đông trùng hạ thảo.
Tuy nhiên, nếu đông trùng dạng tươi bị mốc không được xử lý kỹ lưỡng thì rất nguy hiểm khi sử dụng. Vấn đề gặp phải đầu tiên đó là về tiêu hóa và ngộ độc cấp tính đến hô hấp, tim mạch. Trường hợp nguy hiểm hơn, sử dụng sản phẩm đông trùng bị nấm mốc còn dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, khi đông trùng hạ thảo bị nấm mốc nặng không nên tiếc mà giữ lại để sử dụng. Chỉ nên áp dụng cách xử lý để tiếp tục sử dụng khi sản phẩm mới xuất hiện các đốm mốc nhẹ, chưa làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Đông trùng hạ thảo bị mốc có thể là nguy cơ dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ nhiễm nấm mốc của sản phẩm mà xác định xem nên bỏ hay xử lý để tiếp tục sử dụng. Nếu tổng mức độ bị nhiễm nấm mốc trong khoảng dưới 5% thì mới nên xử lý nấm mốc để sử dụng.
Cách xử lý đông trùng hạ thảo khi bị mốc như sau:
Tuy có thể xử lý nấm mốc nhưng cách này có thể làm giảm đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng có trong đông trùng hạ thảo. Vậy nên tốt nhất cần đặc biệt chú ý bảo quản sản phẩm đúng cách.
Mỗi dạng đông trùng sẽ có cách bảo quản riêng để tránh tình trạng bị nấm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sau đây là một số cách bảo quản sản phẩm đông trùng hạ thảo nên biết:
Đông trùng hạ thảo tươi có thời hạn sử dụng thấp hơn so với các sản phẩm đông trùng khác. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được đánh giá là dạng đông trùng dễ bị nấm mốc xâm nhập nhất nếu không bảo quản đúng cách.
Để hạn chế tình trạng nấm mốc xuất hiện làm mất đi dinh dưỡng có trong sản phẩm, người dùng nên:
Bảo quản trong tủ lạnh là một trong những cách bảo quản nấm đông trùng đơn giản nhất. Sau mỗi lần sử dụng, cho phần đông trùng còn thừa vào túi zip và sử dụng máy hút chân không để hút hết không khí bên trong rồi để ở ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4 độ C). Phương pháp này có thể giúp bảo quản đông trùng hạ thảo tươi trong vòng 1 tháng.
Nếu không có máy hút chân không, có thể cho đông trùng hạ thảo tươi vào lọ thủy tinh có nắp vặn và để vào ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 4 độ C. Tuy nhiên, khi không hút chân không, đông trùng hạ thảo chỉ có thể bảo quản được trong khoảng 2 tuần.
Ngoài cách bảo quản đông trùng tươi bằng tủ lạnh, có thể bảo quản sản phẩm lâu hơn khi sấy khô. Có thể làm khô sản phẩm đông trùng bằng cách đem phơi dưới nắng mặt trời hoặc sấy bằng lò.
Cách sấy bằng lò được đánh giá là nhanh hơn và có hiệu quả hơn so với việc phơi nắng. Cách làm khô này có thể loại bỏ tới 90% lượng nước trong đông trùng hạ thảo, giúp giảm nguy cơ bị nấm mốc xâm nhập.
Sau khi đông trùng hạ thảo được sấy khô thì tiến hành bảo quản theo phương pháp bảo quản loại đông trùng hạ thảo khô.
Một trong những cách giảm tình trạng đông trùng hạ thảo bị nấm mốc hiệu quả người dùng nên áp dụng đó là ngâm cùng với rượu và mật ong. Đây là cách bảo quản thông dụng được lưu truyền từ thời ông cha, hiện nay vẫn được áp dụng rộng rãi.
Cách thực hiện:
Khi ngâm đông trùng với mật ong hoặc rượu, có thể bảo quản đông trùng hạ thảo tươi trong khoảng thời gian lâu nhất. Đặc biệt, sản phẩm rượu ngâm đông trùng và mật ong ngâm đông trùng rất tốt cho cơ thể nếu sử dụng thường xuyên. Người dùng có thể sử dụng để nâng cao sức khỏe và giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Có thể sử dụng đông trùng ngâm rượu với nhân sâm, kỷ tử, lạc tiên,…